Chuyển đến nội dung chính

Thuật ngữ "the acid test" có nguồn gốc từ đâu?

The acid test là gì?


Acid test là gì và có nguồn gốc từ đâu?

Thuật ngữ Acid test là gì và có nguồn gốc từ đâu?


THE ACID TEST là gì? Thuật ngữ THE ACID TEST được người ta sử dụng để kiểm tra, đánh giá giá trị thật sự của vật hay đồ vật. Người ta cũng sử dụng thuật ngữ này để kiểm tra, đánh giá năng lực thật sự của một người hay một tập thể.


Vào thời kỳ lập quốc, nước Mỹ không có nhiều thành phố, thị trấn. Thường những người dân đến định cư ở miền Tây nước Mỹ phải mua hàng hoá tiêu dùng từ những thương nhân buôn bán dạo. Các tay bán dạo chở hàng hoá trên xe ngựa, rao bán hàng ngay trên xe của họ. Việc thanh toán được giải quyết bằng những miếng, thỏi vàng đào được.


Để biết chắc vàng thanh toán thật hay giả, các thương nhân này dùng dao cắt một miếng vàng nhỏ bỏ nó vào dung dịch axit. Nếu quả thật đó là vàng thật, dung dịch đó chẳng chuyển sang màu gì cả. Cách kiểm tra như vậy được gọi là phương pháp kiểm tra (vàng) bằng dung dịch axit. Từ đó xuất hiện thuật ngữ THE ACID TEST.


Sử dụng thuật ngữ THE ACID TEST như thế nào?


Thuật ngữ THE ACID TEST được người ta sử dụng để kiểm tra, đánh giá giá trị thật sự của vật hay đồ vật. Người ta cũng sử dụng thuật ngữ này để kiểm tra, đánh giá năng lực thật sự của một người hay một tập thể.


Huấn luyện viên một đội bóng có thể thông báo với các cầu thủ đội bóng của mình: “Today’s game is the acid test”. Điều đó có nghĩa là đội bóng của ông phải chơi thật tốt để thắng được đội vô địch. Nếu họ làm được điều đó, họ mới thật sự là một đội bóng giỏi.




Trong tài chính, thuật ngữ Acid-test ratio hay Quick test ratio (Hệ số thanh toán nhanh) là một tỉ lệ được tính bằng cách lấy tổng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất (tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, và khoản phải thu) chia cho tổng nợ ngắn hạn. Hệ số này chỉ ra liệu một công ty có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho đi hay không. Hệ số thanh toán nhanh là một hệ số khắt khe hơn nhiều so với tỉ lệ thanh toán ngay (current ratio) bởi vì nó đã loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính toán, do hàng tồn kho khó có thể chuyển ra tiền mặt một cách dễ dàng.


Bài có liên quan:







Nguồn: Công ty Dịch Thuật SMS
https://www.dichthuatsms.com/thuat-ngu-acid-test-co-nguon-goc-tu-dau/

Từ khóa: acid test, acid test là gì, acid test ratio, quick ratio, Tiếng Anh, Tìm hiểu ngôn ngữ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

So sánh tiếng Nhật và tiếng Hàn: những điểm giống và khác nhau kỳ lạ

Khi so sánh Tiếng Nhật và tiếng Hàn, chúng ta nhận thấy hai ngôn ngữ này có nhiều sự tương đồng trong cấu trúc ngữ pháp, nhưng lại có vốn từ vựng và phát âm hoàn toàn khác nhau. Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng khoa học và lịch sử đã được chinh phục, rằng chúng ta biết mọi thứ, và sau đó ta khám phá ra vài lỗ hổng rõ rệt trong kiến thức của chúng ta về thế giới và về chính lịch sử của chúng ta, và điều đó thật đáng giật mình. Ví dụ, bạn có thể nghĩ rằng làm việc lâu năm trong một cong ty dich thuat tp hcm nên chúng tôi đã hiểu rõ về ngôn ngữ. Rốt cuộc, con người đã sử dụng ngôn ngữ trong hàng nghìn năm, và chúng ta đã có rất nhiều thời gian để nghiên cứu về nó. Và dù vậy, điều bí ẩn còn đó: Chẳng hạn như tiếng Hàn và tiếng Nhật, chúng vừa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, lại vừa hoàn toàn khác biệt, nhưng để lý giải vì sao thì chúng ta không thật sự biết. Gần nhau về mặt địa lý Có một câu nói ở Hàn Quốc và Nhật Bản, rằng hai xã hội này “là họ hàng xa và là láng giềng gần”, đó là một cách

Oreo tại Trung Quốc: Một ví dụ thành công về địa phương hóa

Oreo: một món ăn vặt tinh túy của Mỹ đã hớp hồn cả thế giới. Chúng ta đều biết những đặc điểm về hình dáng và mùi vị kinh điển của Oreo: tròn, màu đen, màu trắng và rất, rất ngọt. Ở Trung Quốc, tuy nhiên, Oreo có thể lại mang hình trụ, có nhân dâu tây hoặc thậm chí không còn là bánh quy nữa – mà là bánh xốp! Đây là một phần quan trọng của Kraft Food Inc, công ty đằng sau Oreo, với thành công toàn cầu (đạt 1,5 tỷ USD trong doanh thu toàn cầu hàng năm) có được sau một loạt những thử nghiệm thử-và-sai không mệt mỏi, những cuộc nghiên cứu thị trường và nghiên cứu văn hóa sâu rộng, và một chiến lược địa phương hóa nhằm thỏa mãn đúng vị giác của các thị trường mục tiêu. Khi Kraft ban đầu đưa ra mẫu cookie ở Trung Quốc vào năm 1996, họ đã thất bại trong cả một thập kỷ sau. Kraft nhận ra rằng mẫu cookie truyền thống không phù hợp với thị trường mới, và vào năm 2005, họ đã quyết định thương hiệu món ăn nhẹ yêu quý của họ cần phải được thay đổi, nếu không muốn nói là làm lại từ đầu, nhằm gây ra